Khối ngành Công nghệ thông tin
NGÀNH TUYỂN SINH

Danh sách 1 số Trường Đại học đào tạo ngành An toàn thông tin

[CSC] Sau đây là danh sách top các trường đại học chuyên đào tạo ngành An toàn thông tin, Kỹ sư an toàn thông tin, Cử nhân an toàn thông tin, Kỹ sư ATANTT, Cử nhân ATANTT tại Việt Nam.

An toàn thông tin có mục đích là phải tổ chức việc xử lý, ghi nhớ và trao đổi thông tin sao cho tính cẩn mật, toàn vẹn, sẵn sàng và đáng tin cậy được bảo đảm ở mức độ đầy đủ.

Trường Đại học đào tạo và giảng dạy ngành An toàn thông tin

Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin của chính phủ Việt Nam đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tại 08 cơ sở có đào tạo trọng điểm về an toàn An ninh thông tin:

 An toàn thông tin

  1. Học viện Kỹ thuật Mật mã
  2. Học viện Kỹ thuật Quân sự
  3. Học viện An ninh Nhân dân
  4. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  5. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  6. Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  7. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
  8. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

An toàn thông tin là gì ?

An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Chính xác thì, An toàn thông tin là ngành học về các cơ chế bảo mật hệ thống thông tin, chống lại các nguy cơ mất cắp dữ liệu, các hành động trộm cắp, đạo tặc trên mạng ^^.

Nhờ các công tác an toàn thông tin mà hệ thống thông tin có thể đảm bảo thực hiện đúng chức năng, mục đích và phục vụ đúng đối tượng.

Cơ hội nghề nghiệp An toàn thông tin

Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì ?

Với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng được trang bị, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân An toàn thông tin có đủ năng lực để lựa chọn những công việc hấp dẫn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng (hệ thống);
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống;
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin;
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng;
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
  • Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm, ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin;
  • Chuyên viên phát triển phần cứng và thiết bị an toàn thông tin;

Các khối xét tuyển ngành An toàn thông tin

Các khối xét tuyển chính vào ngành An toàn thông tin bao gồm:

  • Khối A00(Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01(Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)

Các lựa chọn khác ít được sử dụng hơn như:

  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • Khối A16  (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B00  (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C01  (Toán, Văn, Lý)
  • Khối C04  (Toán, Văn, Địa)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Xem thêm: Có nên học ngành khoa học dữ liệu không?

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Tin liên quan

Đào tạo Thạc sĩ Khoa học Máy tính

khoicntt

Ngành Khoa học máy tính, mã ngành: 7480101, Chương trình tiêu chuẩn | Khoa Công nghệ thông tin

khoicntt

Thời gian học ngành Công nghệ thông tin trong bao lâu?

khoicntt

Leave a Comment