- Học các môn đại cương: Kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ
- Học các môn học cơ sở nhóm ngành: Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như lập trình web, cơ sở dữ liệu, giải liệu và kiến trúc máy tính…
- Học các môn học cơ sở ngành: Kiến thức về điện tử, thiết kế mạch, hệ thống nhúng, lập trình…
- Chuyên ngành: Chọn một môn chuyên ngành chuyên sâu
- Cuối cùng là làm đồ án thực tập, khóa luận
Với một chương trình giáo dục chuyên nghiệp, đây là những học phần bắt buộc:
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Toán rời rạc
- Toán chuyên đề
- Mạch và tín hiệu
- Điện tử
- Mạch lôgic
- Kiến trúc máy tính
- Hệ điều hành
- Cơ sở dữ liệu
- Kỹ thuật lập trình
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
- Mạng máy tính
- Hệ vi xử lý
- Xử lý tín hiệu số
- Hệ thống nhúng
- Lập trình thiết kế mạch số
- Kỹ năng giao tiếp
Các trường đào tạo ngành kỹ thuật máy tính
Hiện nay có rất nhiều trường Đại học công lập, dân lập; Cao đẳng đào tạo ngành này. Tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê các trường đào tạo ngành kỹ thuật máy tính lớn và nổi tiếng nhất:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Cần Thơ (Khoa Công Nghệ): Điện tử – viễn thông, KTMT
Tố chất cần có để thành công với KTMT
Nếu bạn yêu công nghệ, luôn tìm hiểu và sử dụng các công nghệ mới nhất, thì xin chúc mừng, bạn đã có được 50% tố chất để thành công trong ngành này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi và phát triển thêm những kỹ năng sau, thì sẽ không bao giờ phải băn khoăn đặt ra câu hỏi ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì.
Bạn đang đọc: Ngành kỹ thuật máy tính, cơ hội và thách thức.
- Tư duy logic: Vì là ngành kỹ thuật nên đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng toán học tốt. Nếu bạn học kém Toán, Vật Lý thì nên cân nhắc.
- Làm việc lâu dài với máy móc: Nếu bạn là người năng động, thích sôi nổi hoạt náo thì cần phải xem xét kỹ nếu muốn gắn bó với máy móc, bởi thời gian và công việc của bạn gần như dành hết cho cỗ máy mà thôi.
- Ham học hỏi, cập nhật xu hướng: Vì nghề này có tính đào thải cao, nếu bạn không chịu tiếp thu, tìm tòi những kỹ thuật và công nghệ mới thì việc bạn thất nghiệp chỉ là sớm muộn.
- Có trình đồ ngoại ngữ: Hầu hết những kiến thức về công nghệ đều được viết bằng tiếng Anh nên bạn phải có một vốn ngoại ngữ nhất định. Bên cạnh đó, nếu giao tiếp tốt, bạn có thể làm việc trong các công ty nước ngoài, lương thưởng có thể cao hơn rất nhiều lần.
Ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì?
Sau khi học xong ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì là một câu hỏi lớn đối với bất kỳ một sinh viên nào, dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số công việc mà các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo ngành kỹ thuật máy tính:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng
- Lập trình viên các phần mềm nhúng trên di động
- Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính
Bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở những công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước
- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính
- Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng
- Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ
- Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu
Làm KTMT lương cao không?
Ngành này đang được nhà nước ưu tiên phát triển đặc biệt cụ thể qua các chính sách, dự án nhà máy chế tạo chip đầu tiên của Việt Nam đang được triển khai rầm rộ. Theo những khảo sát gần đây thì ngành này đang là một trong những ngành thiếu nhân lực nhất và đặc biệt sẽ thiếu trong vòng 10 năm nữa do các công ty trong ngành này đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam và mục tiêu đưa ngành này thành một trong các ngành chủ lực của kinh tế Việt Nam. Như vậy, các bạn đang có ý định theo học ngành này thì chắc chắn không cần phải lăn tăn ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì nữa!
Source: https://khoinganhcntt.com
Category: NGÀNH TUYỂN SINH