Cùng thuộc một lĩnh vực nghiên cứu nhưng mỗi ngành lại tập trung vào các khía cạnh cụ thể. Computer Science (khoa học máy tính) và IT (Information Technology – công nghệ thông tin) đều là hai ngành học quan trọng trong thời đại 4.0 nhưng đối với nhiều người thì chúng có vẻ không khác nhau nhiều lắm vì không phải ai cũng có thể nhận định được sự khác biệt của chúng.
Đặc biệt đối với các bạn du học sinh đam mê công nghệ thì cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa hai ngành học trên để có thể lựa chọn một cách chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Cùng MAAS tìm hiểu những điểm khác nhau của hai lĩnh vực dễ khiến nhiều người hoang mang trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vai trò của Computer Science
Đúng với tên gọi, khoa học máy tính là một ngành đào tạo nên những nhà khoa học về máy tính. Công việc của những nhà khoa học nói chung là nghiên cứu và sáng tạo nên các sản phẩm mới. Họ sẽ dựa vào cấu trúc dữ liệu, thuật toán, thậm chí họ còn vận dụng cả toán cao cấp, đại số tuyến tính, mã máy, các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để có thể tạo ra được các sản phẩm/ phương pháp mới giúp cải thiện hệ sinh thái công nghệ.
Xét riêng nhóm các nhà khoa học máy tính thì nhiệm vụ của họ là chế tạo ra các chương trình máy tính đem lại lợi ích cho mọi người bởi vì công việc đòi hỏi các nhà khoa học máy tính có thể thấy và hiểu được mã máy. Sinh viên ngành khoa học máy tính sẽ được học nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm.
2. Vai trò của IT
Trong khi đó, công nghệ thông tin là ngành học thiên về ứng dụng những chương trình máy tính hiện có trong thực tế. Nói cách khác, ngành học công nghệ thông tin hướng dẫn cách sử dụng những sản phẩm do lĩnh vực khoa học máy tính sáng tạo nên. Các sản phẩm của IT gồm các hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng được tạo ra để phục vụ, hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ.
Lấy một ví dụ đơn giản, khoa học máy tính đã sáng tạo nên hệ điều hành (Windows hoặc Mac OS) bạn đang sử dụng nhưng để tối ưu hóa mọi công năng mà hệ điều hành có thể làm được cho nhiều mục đích khác nhau thì bạn cần phải học IT. Sinh viên công nghệ thông tin sẽ nghiên cứu mạng và thiết kế cơ sở dữ liệu theo chiều sâu, và thu nhận các lý thuyết toán cơ bản và toán cao cấp.
3. Cấp độ giữa
IT và Computer Science
Mặc dù cả hai ngành đều có vai trò tương đối khác nhau nhưng nếu xét về mặt cấp bậc thì khoa học máy tính sẽ đứng ở vị thế cao hơn so với công nghệ thông tin. Lý do đơn giản bởi vì người học IT sẽ không thể chế tạo ra một sản phẩm máy tính hoàn toàn mới nhưng nếu học computer science thì buộc phải biết sử dụng sản phẩm mình đã làm ra.
Tương tự như một người chuyên sửa xe không thể nào sản xuất ra một chiếc xe hoàn chỉnh nhưng người trực tiếp sản xuất ra chiếc xe đó sẽ dễ dàng biết được vị trí hỏng hóc trong sản phẩm của mình.
Tuy nhiên nhận định trên chỉ mang tính tương đối vì một nhà khoa học máy tính khi tiếp xúc với một chương trình không phải do mình tạo ra có thể vẫn cần sự giúp sức của nhân viên IT thì mới hiểu rõ cách vận hành của chương trình đó. Và cả hai ngành học này đều đóng vai trò quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực công nghệ.
4. Hình thức làm việc
Những người làm việc trong lĩnh vực Computer Science thường sẽ hoàn thành công việc một cách độc lập hoặc chỉ giới hạn trong một nhóm người nhất định để hoàn thành dự án hoặc sản phẩm. Ngược lại, do tính chất của công việc, các chuyên gia IT có xu hướng tương tác với khách hàng và đồng nghiệp bên ngoài phòng ban của họ. Họ có thể giải thích cho khách hàng cách giải quyết các vấn đề công nghệ hoặc làm việc với chủ doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch công nghệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ.
Vì lẽ đó nên nếu bạn là người có tính cách hướng nội không muốn tiếp xúc với nhiều người thì khoa học máy tính là lựa chọn tiềm năng. Trong trường hợp bạn không ngại trò chuyện, tư vấn hay trực tiếp xử lý vấn đề của vô số người thì công nghệ thông tin sẽ là hướng đi phù hợp hơn cả.
5. Hướng đi nghề nghiệp ngành IT và Computer Science
a. Khoa học máy tính
Vì khoa học máy tính là ngành phát triển nhanh chóng và tập trung vào vai trò sáng tạo cái mới. Các công việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án tốt, nhất là quản lý thời gian để mọi khâu trong quá trình thực hiện đều đúng tiến độ để có được thành phẩm cuối cùng. Kỹ tính cũng là một yêu cầu quan trọng vì chỉ cần một lỗi nhỏ thì sản phẩm sẽ không thể hoạt động trơn tru.
Nếu các bạn du học sinh đang muốn theo đuổi bằng Computer Science thì có một số công việc tiềm năng như kỹ sư phần mềm (Software Engineer), kỹ sư phát triển phần mềm (Software Developer),…
b. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin tập trung vào mảng ứng dụng nên công việc thiên về hướng quản trị, tư vấn hoặc bảo mật như chuyên viên bảo mật thông tin, chuyên viên giải quyết kỹ thuật hay quản trị hệ thống thông tin. Một trong các kỹ năng mềm ngoài năng lực chuyên môn mà các công việc trong ngành IT cần có là chăm sóc khách hàng và giao tiếp tốt.
Tùy thuộc vào trình độ học vấn của bạn, bằng cấp về IT có thể đem đến một thu nhập vừa ý với một số vị trí tương ứng như quản trị viên cơ sở dữ liệu (Database administrator), nhà phân tích bảo mật thông tin (Information security analyst),…
6. Bạn tương thích với ngành nào : IT hay Computer Science ?
– Bạn vẫn còn đang gặp khó khăn nên chọn lựa giữa IT hay Computer Science? Hãy cùng MAAS trả lời hai câu hỏi quan trọng sau đây trước khi bạn đưa ra quyết định: Bạn muốn làm gì? và Bạn giỏi làm việc gì? Câu hỏi đầu tiên khá đơn giản. Trong khoảng thời gian học trung học, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và bối rối khi phải chọn một ngành học. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy xem xét lại sở thích của mình. Ví dụ:
+ Bạn A thích tạo ra những ứng dụng trên website, thiết bị di động
+ Bạn B thì hứng thú với mạng lưới hệ thống mạng máy tính, tiếp xúc và quản trị cơ sở tài liệu
Cả hai bạn A và B đều không phải chuyên viên trong nghành nghề dịch vụ mà họ đam mê nhưng họ vẫn hoàn toàn có thể chọn những môn học tương thích với sở trường thích nghi. Trong quy trình học sâu xa những môn học đó, những bạn sẽ hoàn toàn có thể đưa ra quyết định hành động đúng chuẩn hơn về việc làm muốn làm trong tương lai .
– Điều này dẫn đến câu hỏi thứ hai: Họ giỏi làm việc gì? Nếu bạn A thành thạo trong việc viết code, bạn ấy có thể dễ dàng chọn khoa học máy tính làm chuyên ngành của mình. Mặt khác, nếu bạn B giỏi về cơ sở dữ liệu, hoặc những công việc có liên quan thì bạn ấy phù hợp để học công nghệ thông tin.
Kết
Hai ngành nghề IT và Computer Science làm việc cùng nhau và kết hợp thuận lợi để các máy tính có thể thực hiện nhiệm vụ mà doanh nghiệp và cá nhân yêu cầu. Suy cho cùng thì ngành học nào cũng thuộc mảng công nghệ, đều có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau nên những gì bạn học trong ngành này có thể ứng dụng chút ít vào ngành còn lại và quan trọng nhất là con đường sự nghiệp của cả hai ngành đều rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn so với những lĩnh vực khác.
Nếu bạn gặp khó khăn khi làm và chỉnh sửa assignment, dissertation, online test,… MAAS Assignment Service cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho bài viết của bạn. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và phần nào cải thiện GPA khi đối mặt với những vấn đề bài vở.
Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.
Email: [email protected]
Hotline 1: (+84)97 942 23 93
Hotline 2: (+84)89 851 15 88
Facebook:
https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice
https://www.facebook.com/MAASwritingservice
Instagram:
https://www.instagram.com/maas.assignment/
Twitter:
Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành Toán học ứng dụng
Nguồn: maas
Source: https://khoinganhcntt.com
Category: NGÀNH TUYỂN SINH