Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức – doanh nghiệp.
Nhiều người cho rằng MIS giống với ngành Công nghệ thông tin hay khoa học máy tính, nhưng thực tế không hẳn vậy. MIS tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết các làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.
– Nắm vững các kiến thức nền tảng về lý luận chính trị
– Nắm vững các kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, kinh doanh – quản lý, kế toán – tài chính
– Am hiểu những kiến thức cơ bản về toán ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh.
Kiến thức chuyên ngành:
– Am hiểu quy trình lập kế hoạch và triển khai các dự án công nghệ thông tin
– Nắm được các nguyên lý căn bản về kỹ thuật lập trình và phát triển các ứng dụng trên các nền tảng khác nhau; có cơ sở toán học trong công nghệ thông tin
– Nắm bắt được các nguyên lý, cấu trúc và kỹ thuật truyền thông của hệ thống mạng máy tính; am hiểu các nguyên tắc tổ chức, thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy tính trong tổ chức vừa và nhỏ
– Nắm được những kiến thức về việc thu thập, phân tích, xử lý và quản lý HTTT hỗ trợ ra quyết định trong tổ chức quản lý và kinh doanh
– Am hiểu các nguyên lý trong tổ chức và thiết kế cơ sở dữ liệu, các công cụ quản trị, phân tích và khai thác dữ liệu hỗ trợ ra quyết định trong quản lý và kinh doanh thông minh
– Am hiểu và phân biệt được các giải pháp và chính sách an toàn thông tin phù hợp cho các HTTT
– Am hiểu và vận dụng phù hợp các thuật toán tối ưu cho từng bài toán khác nhau trong thực tiễn
– Nắm bắt các nguyên lý, công cụ dùng để phân tích, đặc tả, phát triển và định giá các HTTT
– Am hiểu các công cụ và kỹ thuật hiện đại trong thiết kế và xây dựng các website phục vụ các hoạt động quản lý và kinh doanh
– Thấu hiểu các kiến thức cơ bản về kho dữ liệu và khai phá dữ liệu, qui trình xây dựng, cách thức khai thác và các kỹ thuật khai phá dữ liệu thông dụng nhằm hỗ trợ ra quyết định trong quản lý và kinh doanh.
Kỹ năng cơ bản:
– Khả năng soạn thảo các loại văn bản, lập kế hoạch công việc đúng chuẩn mực; khả năng thuyết trình, thuyết phục, lắng nghe, hỗ trợ, chia sẻ thông tin với người khác
– Khả năng làm việc nhóm và năng lực lãnh đạo như: phác thảo, định hướng, điều khiển; khả năng xây dựng và giải quyết mối quan hệ như: gắn kết, tạo động cơ, đồng cảm, chia sẻ và xử lý xung đột
– Kỹ năng tổng hợp và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn, có tư duy phê phán, giải quyết vấn đề; Khả năng nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn liên tục và học tập suốt đời
– Có thể giao tiếp và giải quyết công việc trong môi trường quốc tế với trình độ tiếng Anh IELTS 4.5 (hoặc tương đương) trở lên
Kỹ năng nghề nghiệp:
– Kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá rủi ro, tính khả thi, khả năng quản lý và lập báo cáo về các dự án CNTT
– Khả năng thiết kế, tổ chức, quản trị cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu; khả năng tổng hợp, phân tích và khai phá dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định trong môi trường quản lý và kinh doanh thông minh
– Kỹ năng đặc tả yêu cầu người dùng, phân tích và thiết kế một HTTT; lựa chọn, sử dụng và phản biện nhằm đánh giá các phương pháp kỹ thuật, phù hợp với từng giai đoạn của vòng đời phát triển hệ thống
– Khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông hiện đại trong phát triển, tích hợp, triển khai, kiểm thử các HTTT để đáp ứng với các vấn đề kinh doanh và quản lý
– Kỹ năng tư duy, phân tích và phản biện, nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các HTTT khác nhau, phù hợp với bối cảnh tổ chức và doanh nghiệp, và đề xuất các tiêu chuẩn nhằm đánh giá sự thành công của hệ thống như vậy.
Thái độ và hành vi:
– Năng lực thể hiện hành vi và ra quyết định trên cơ sở cân nhắc các yếu tố đạo đức, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, chuẩn mực chung của xã hội và lợi ích quốc gia
– Tham gia các hoạt động cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội. Cụ thể sinh viên phải đạt tối thiểu 50 điểm hoạt động ngoại khóa theo qui định của Trường Đại học kinh tế (theo Quyết định số 749/QĐ ĐHKT ngày 20/4/2017)
– Có tinh thần trách nhiệm với cá nhân và xã hội; có đạo đức nghề nghiệp và trong kinh doanh
– Có thái độ tích cực, tư duy sáng tạo, ý thức đổi mới và vượt khó vươn lên trong công việc.
Xem thêm: Top các trường đào tạo ngành toán tin tốt nhất
Xem thêm: Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin ở Hà Nội tốt nhất – JobsGO Blog
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Source: https://khoinganhcntt.com
Category: NGÀNH TUYỂN SINH