Khối ngành Công nghệ thông tin
NGÀNH TUYỂN SINH

Chuẩn đầu ra ngành an toàn thông tin 2022

An toàn thông tin

An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức cơ bản: được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống.

Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức chuyên môn vững vàng để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực ngành học như:Kiến thức cơ bản của nhóm ngành máy tính và CNTT, cũng như những kiến thức cốt lõi, chuyên sâu về an toàn thông tin.

Kiến thức về phần cứng, phần mềm, mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin cũng như yếu tố con người

Kiến thức về toán học, lập trình, hệ thống thông tin, chính sách liên quan an toàn và an ninh thông tin.

Kiến thức chuyên ngành: Hiểu biết sâu rộng và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành về CNTT, mạng máy tính; xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng đảm bảo tính an toàn và an ninh

-Nghiên cứu các phương pháp mã hóa và giải mã thông tin, trao đổi khóa mật, các cơ chế phản vệ chống lại tấn công phần mềm mã độc; xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc (hacker) trong môi trường số, đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động đúng chức năng, thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.

Năng lực nghề nghiệp

Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn.

Cài đặt, triển khai các phương pháp, quy trình và công nghệ phục vụ việc bảo vệ mạng, máy tính, chương trình và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công, thiệt hại và truy cập không phép.

Vận hành và bảo trì an toàn cho các hệ thống thông tin; phát hiện, phân tích và khôi phục thiệt hại do các mối nguy cơ mất an toàn của các hệ thống thông tin; xây dựng các phần mềm liên quan đến an ninh an toàn thông tin.

Có khả năng đánh giá những rủi ro đối với sự an toàn của thông tin thuộc quyền sở hữu của một tổ chức và đưa ra các giải pháp phòng chống và khắc phục.

KỸ NĂNG

Kỹ năng cứng

Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn.

Có khả năng độc lập nghiên cứu, truyền đạt các ứng dụng CNTT.

Có năng lực khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế triển khai các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống nhúng.

Có khả năng tìm hiểu, vận dụng khai thác và chuyển giao các sản phẩm Công nghệ Thông tin.

Có khả năng tham gia các ứng dụng về dịch vụ hành chính công (chính Phủ điện tử), triển khai vận hành khai thác Thương mại điện tử.

Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc theo nhóm, độc lập năng động sáng tạo trong công việc.

Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại; khả năng ngoại ngữ tốt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh sau khi tốt nghiệp.

NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM

Có năng lực làm việc độc lập, vận dụng sáng tạo, tìm ra giải pháp mới dựa trên các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo để áp dụng trong công việc phù hợp với chuyên ngành công nghệ thông tin.

Có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tự học hỏi, tìm tòi các kiến thức khác hỗ trợ cho công việc.

Có thể độc lập khảo sát, phân tích, đánh giá, đề ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin.

Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thái độ, khả năng cộng tác, làm việc nhóm hòa đồng, hiệu quả.
Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ sư ngành An toàn thông tin có khả năng làm việc ở nhiều cơ quan tổ chức, công ty, doanh nghiệp, trường học, … Cụ thể là:

Làm việc ở các bộ phận công nghệ thông tin ở các cơ quan, các sở ban ngành, …

Làm việc ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.

Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các trường phổ thông.

Tham gia xuất khẩu lao động sang các nước: NewZealand, Nhật, Hàn Quốc,…

Các vị trí làm việc tiềm năng bao gồm:

Chuyên viên quản trị bảo mật mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu.
Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin.
Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho phần mềm, mạng và hệ thống.
Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.
Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính.

Xem thêm: Ngành quản lý xây dựng thi khối nào?

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ sư ngành An toàn thông tin có thể:

Nâng cao trình độ để đảm nhận các công việc quan trọng hơn như quản trị dự án, thiết kế hệ thống, chủ trì công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức.

Học sau đại học chuyên ngành An toàn thông tin và các chuyên ngành gần như Trí tuệ nhân tạo, Xử lý dữ liệu lớ, Hệ Thống Thông Tin, Khoa Học Máy Tính, …

Học văn bằng thứ hai các ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

Tin liên quan

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin các trường ĐH năm 2021

khoicntt

[Giải Đáp] Ngành Toán tin ra làm gì và câu trả lời chuẩn nhất? – Khối ngành Công nghệ thông tin

khoicntt

Lập trình viên là gì? Lập trình viên học ngành nào? Intalents

khoicntt

Leave a Comment