Khối ngành Công nghệ thông tin
Chưa phân loại

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý

Hầu hết mọi người khi nghe về ngành hệ thống thông tin quản lý đều khó hình dung, không rõ cụ thể thì ngành này học gì, ra trường làm công việc gì. Thực tế, đây là một ngành hot, có nhiều trường đại học hàng đầu trên cả nước đào tạo chuyên sâu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành hệ thống thông tin quản lý, có đôi khi dễ bị nhầm lẫn với ngành hệ thống thông tin. Tuy nhiên, 2 ngành này là khác nhau về chương trình đào tạo và định hướng việc làm. Khi theo học ngành hệ thống thông tin quản lý, các bạn sẽ vừa được học về hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, vừa tiếp xúc với kiến thức, kỹ năng kinh doanh, quản lý nói chung. 

1. Tổng quan ngành Hệ thống thông tin quản lý

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dữ liệu để phân tích, đánh giá chính xác, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng, các ngành học như hệ thống thông tin quản lý trở nên cực kỳ quan trọng. Từ các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đến ngân hàng, các công ty tài chính… đều sẽ cần nhân sự có nền tảng kiến thức ngành hệ thống thông tin quản lý để cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, hỗ trợ quản lý vận hành và lập kế hoạch, quyết sách kinh doanh.

Ngành hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) được cho là tác động nhiều đến quy trình điều hành, quản lý của tổng thể một doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Bạn có nhiều cơ hội việc làm khi học ngành này.

2. Các khối thi ngành Hệ thống thông tin quản lý

Hiện nay, các trường đại học xét tuyển tổ hợp môn các khối thi

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01:  Toán, Lý, Anh
  • C00: Văn, Sử, Địa
  • C01: Toán, Văn, Lý
  • C02: Toán, Văn, Hóa
  • C04: Toán, Văn, Địa
  • D01:  Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa, Anh
  • D10: Toán, Anh, Địa
  • D11: Văn, Lý, Anh
  • D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
  • D96: Toán, Anh, Khoa học xã hội

Khi tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý. Thường thì nhiều trường sẽ kết hợp thêm cả hình thức xét học bạn (chỉ tiêu thấp hơn so với điểm thi THPT quốc gia)

3. Các trường đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý tốt nhất

Trên cả nước, có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý, đáng chú ý là trong đó có nhiều trường top đầu. Bên cạnh đó, đa số các trường đó đều chuyên về kinh tế, tài chính, kinh doanh (thay vì công nghệ thông tin, kỹ thuật như nhiều người vẫn nghĩ). Điều đó nghĩa là trọng tâm đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý là ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh doanh, quản trị.

Những trường tốt nhất tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý hiện nay là:

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

4. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì? Mức lương thực tế

Như đã đề cập, sau khi ra trường, sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ chủ yếu làm các công việc thiên về phân tích dữ liệu, tư vấn ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào kinh doanh. Bạn có thể làm việc tại: Các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tài chính, tư vấn, công ty IT, phần mềm, doanh nghiệp kinh doanh…

Khảo sát cho thấy, mức lương của các công việc dành cho các bạn có bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý khá cao, thường là từ trên 10 triệu/tháng đến 30 triệu, thậm chí là 50 triệu/tháng. Tất nhiên, thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào năng lực, số năm kinh nghiệm nhưng so với mặt bằng chung thì lương ngành hệ thống thông tin quản lý rất cạnh tranh. Một số vai trò phổ biến nhất là:

  • Chuyên viên tích hợp hệ thống: Xây dựng, quản trị, vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp với mức lương trung bình 12 – 15 triệu/tháng, cao hơn khoảng 20 – 30 triệu/tháng.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu: Cơ hội việc làm này thích hợp với các bạn mới ra trường, muốn làm việc với các hệ thống cơ sở dữ liệu kinh doanh, chủ yếu là trong các lĩnh vực như thị trường, tiếp thị,… Bạn sẽ được trả từ 10 – 15 triệu/tháng, cao nhất sẽ dao động từ 25 – 30 triệu/tháng.
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh/ Chuyên viên phân tích tài chính (BA): Có thể nói, đây là vai trò được nhiều sinh viên lựa chọn nhất khi học hệ thống thông tin quản lý. Dĩ nhiên, không phải ai cũng làm tốt trong lĩnh vực cạnh tranh như thế này nhưng đổi lại, bạn có nhiều tiềm năng phát triển, thăng tiến, dễ tìm việc và mức thu nhập trung bình lên tới 13 – 20 triệu/tháng ngay cả khi mới ra trường, cao nhất có thể lên đến 35 – 40 triệu/tháng.
  • Lập trình viên: Đối với các bạn muốn trở thành lập trình viên hay các kỹ sư phần mềm, bạn sẽ cần học chuyên sâu, nâng cao kỹ năng lập trình, viết code (vì chương trình học ngành hệ thống thông tin quản lý không tập trung quá nhiều vào lập trình). Mức lương hàng tháng của bạn khoảng từ 8 – 15 triệu khi vừa tốt nghiệp, tăng dần lên 30, 40 triệu/tháng khi có nhiều kinh nghiệm và thành tích.
  • Nhân viên quản trị mạng: Bắt đầu đi làm với vai trò nhân viên quản trị mạng cũng là một lựa chọn hợp lý với các bạn học hệ thống thông tin quản lý. Bạn có thể kiếm được từ 8 – 15 triệu/tháng.
  • Sales (bất động sản, thương mại điện tử, phần mềm…): Nhân viên sales, chuyên viên kinh doanh, nhân viên kinh doanh bất động sản… đều là các công việc mà sinh viên học ngành hệ thống thông tin quản lý có thể làm được. Mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng chốt đơn, cơ bản từ 3, 4 triệu – 15 triệu/tháng, lâu dài, bạn có thể kiếm được 13 – 20 triệu/tháng, cao nhất khoảng 35 – 40 triệu/tháng..
  • Giảng viên: Giảng dạy, nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý trong trường đại học, cao đẳng cần người có bằng cấp cao, trình độ tốt, có kết quả nghiên cứu…

5. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Hệ thống thông tin quản lý

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, luôn có những người thành công, gần như một đường thẳng tiến trên con đường sự nghiệp. Ngược lại, nhiều người vẫn loay hoay không ngừng vì không biết mình phù hợp với công việc nào, phải làm gì, thay đổi ra sao để thành công.

Ngành hệ thống thông tin quản lý cần những người có tố chất, kỹ năng xuất sắc. Nếu bạn có thể rèn luyện để thành thạo các kỹ năng sau, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến:

  • Kỹ năng công nghệ: Lập trình, quản trị web, quản trị hệ thống thông tin.
  • Kiến thức, kỹ năng kinh doanh tốt: Quản trị kinh doanh, đàm phán, tầm nhìn,…
  • Khả năng sử dụng công nghệ trong quản trị cơ sở dữ liệu (database), phát triển, vận hành các tool hỗ trợ.
  • Khả năng tập trung tốt, chú trọng đến chi tiết, độ chính xác.
  • Am hiểu về kinh doanh, ra quyết định, lập kế hoạch.
  • Kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp.
  • Tư duy logic, nhanh nhạy.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.

Nguồn: Hướng nghiệp GPO

Xem thêm: Top 15 các trường đại học xét tuyển học bạ ngành cntt 2022

Source: https://khoinganhcntt.com
Category: NGÀNH TUYỂN SINH

Tin liên quan

Học phí nhóm ngành Công nghệ Thông tin tại các trường ĐH trên cả nước 2022

khoicntteditor

Danh sách ngành đào tạo mới năm 2022 của các trường đại học

khoicntteditor

Ngành Quản lý thông tin – Ngành đầy tiềm năng trong tương lai

khoicntteditor

Leave a Comment