Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm, và kỹ nghệ hệ thống.
Kỹ thuật phần mềm thì học gì?
Khác với các ngành dạy chung chung như ngành Công nghệ thông tin, hoặc ngành chuyên dạy về các khái niệm hàn lâm, những kiến thức ở mức mô hình hóa (modeling) một bài toán, vấn đề như Khoa học máy tính, thì ở Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được rèn luyện đa số về lập trình. Tùy theo chương trình từng trường, hoặc ngay cả từng thầy, cô giáo bộ môn mà bạn có thể theo học các ngôn ngữ lập trình (programming languages) khác nhau.
Tuy vậy, không có nghĩa bạn sẽ không được học các khái niệm hữu ích khác như Hệ cơ sở dữ liệu – cách thiết kế nơi lưu trữ các biến, các dữ liệu người dùng của chương trình. Hay Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – môn giới thiệu cho bạn về các kiểu dữ liệu cơ bản, sự khác nhau giữa ràng array và linked list và các giải thuật thú vị khác.
Ngoài ra, người học cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt, cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm.
Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là bắt buộc để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm (teamwork), thuyết trình, viết báo cáo khoa học… còn giúp ứng viên trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số vị trí việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm
Bạn đang đọc: công việc của các kỹ sư học kỹ thuật phần mềm
Ngành Kỹ thuật phần mềm rất rộng, bao gồm hàng trăm công việc khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, tùy theo năng lực, có thể ứng tuyển vào các vị trí phổ biến trong các công ty phần mềm trong và ngoài nước như:
Quảng cáo
Source: https://khoinganhcntt.com
Category: NGÀNH TUYỂN SINH